VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SỐ VII

CHỮ TÍN CAO HƠN TẤT CẢ

Hotline tư vấn: 096 622 7979

165 Đường Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian làm việc

Từ 8h:00 - 17h:30 hàng ngày

Thứ 7: Từ 8h:00 - 11h:30

Động lực nào thúc đẩy hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

28/09/2020 08:59 SA

<a href="https://www.freepik.com/vectors/background">Background vector created by iconicbestiary - www.freepik.com</a>

Dựa trên những thống kê về hoạt động hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp mà các nhà đầu tư, doanh nghiệp đã thực hiện tại Việt Nam, có thể thấy rằng hoạt động hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp có xu hướng gia tăng cả về quy mô, số lượng và chất lượng.

Về bản chất, các hoạt động hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp là một trong các hình thức nhằm tổ chức lại doanh nghiệp giữa hai hay nhiều công ty hoạt động trên thị trường trong cùng hoặc trên nhiều lĩnh vực. Đây là hệ quả tất yếu do quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế khiến những doanh nghiệp hoạt động yếu kém, không hiệu quả đứng trước lựa chọn giải thế, phá sản hoặc trở thành đối tượng mua bán, sáp nhập cho các doanh nghiệp khác.

Hoạt động hợp nhất, sáp nhất doanh nghiệp đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ những thập niên 80s của thế kỷ trước chủ yếu do sự điều tiết của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước. Trải qua nhiều thăng trầm trong các giai đoạn hình thành (2005 – 2013), phục hồi (2014 – 2017) và bước ngoặt mới, kỷ nguyên mới (2018). Ban đầu, hầu hết là những thương vụ thâu tóm của các nhà đầu tư lớn từ nước ngoài nhằm chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam trong một số ngành như ngành tài chính ngân hàng; tiêu dùng, bán lẻ (hệ thống siêu thị); bất động sản. Nhưng đến thời điểm hiện tại, với việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cũng như thoái dần vốn nhà nước trong một số lĩnh vực và sự lớn mạnh của khối doanh nghiệp tư nhân đã làm thúc đẩy khối này tham gia vào thị trường mua bán hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp, không kém cạnh so với khối nhà đầu tư nước ngoài.

Dựa trên những nội dung cơ bản như trên, có thể nhận định những động cơ của các bên khi thực hiện hoạt động hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.

Thứ nhất, đối với công ty bị hợp nhất, bị sáp nhập

Ở khía cảnh của các công ty bị hợp nhất, sáp nhập thì việc chủ động hoặc bị buộc thực hiện việc tổ chức lại doanh nghiệp thì cũng có sự khác biệt nhất định như giữa doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài.

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước

Với doanh nghiệp nhà nước, nhà nước là chủ sở hữu đối với lượng vốn đầu tư tại doanh nghiệp, thì việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận và nó gắn liền với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng thực tế chứng minh rằng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước thường còn nhiều hạn chế dù nhận được nhiều sự đầu tư từ các nguồn đầu tư như vốn góp ban đầu, đầu tư công, tín dụng ngân hàng, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – Official Development Assistance) nhưng chỉ đóng góp lại trong khoảng 30% vào GDP, khoảng 40% sản lượng công nghiệp, 50% giá trị xuất khẩu và 28.5% vào thuế. Định mức này là khá khiên tốn so với khối doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Với việc hoạt động kém hiệu quả như vậy, nhà nước mới có chủ trương, chính sách cổ phần hóa doanh các doanh nghiệp nhà nước có sự kiểm soát, nhằm mục đích giảm dần sự can thiệp của nhà nước, tăng mạnh vai trò điều hành nền kinh tế tách biệt với vai trò chủ sở hữu doanh nghiệp.

Do đó, việc tái cơ cấu tổ chức triệt để doanh nghiệp có vốn nhà nước trong hoạt động kinh doanh, tài chính, quản trị sẽ giúp đa dạng hóa cơ cấu sở hữu doanh nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp cũng sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường mới, công nghệ hiện đại, mô hình quản trị, thay đổi cấu trúc tài chính doanh nghiệp. Đồng thời, nhà nước vẫn giữ vốn trong các doanh nghiệp, do đó, nếu doanh nghiệp phát triển thì nhà nước cũng sẽ tăng thêm được nguồn thu vào ngân sách nhà nước.

Mặt khác, khi nền kinh tế phát triển và hội nhập sâu với quốc tế, để có thể thu hút đầu tư, hỗ trợ thương mại từ tổ chức, cộng đồng và các nhà đầu tư nước ngoài thì nhà nước không thể giữ thế độc quyền trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực như trước. Vì vậy, nhà nước điều chỉnh các quy định và giữ lại mức cổ phần đảm bảo cho việc kiểm soát các lĩnh vực quan trọng, đồng thời cổ phần hóa và tái cấu trúc lại doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, các cá nhân, tổ chức đáp ứng đủ điều kiện có thể tham gia góp vốn.

  • Doanh nghiệp tư nhân trong nước

Như mổ tả ban đầu, đứng từ phía các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí, có cả những công ty mới khởi nghiệp. Việc thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp loại này thường gặp khó khăn, phạm vi nhỏ và dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động mạnh của thị trường.

Vì vậy, sau một thời gian hoạt động, sẽ có các chiều hướng xảy ra như:

  1. Các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả dẫn tới nguy cơ giải thể, phá sản hoặc trở thành đối tượng cho các doanh nghiệp khác thu mua, sáp nhập.
  2. Khởi nghiệp, phát triển thành công và tiếp tục tăng trưởng.
  3. Phát triển thành công nhưng không đủ năng lực tiếp tục phát triển. Đứng trước lựa chọn chủ động hoặc bị thâu tóm hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp với các công ty phát triển hơn.
  • Doanh nghiệp nước ngoài

Khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện nay đang phát triển lớn mạnh, đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn có đủ năng lực phát triển thị trường ra nước ngoài. Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều thương vụ mua lại thành công các công ty ở nước ngoài.

 

Thứ hai, đối với công ty nhận hợp nhất, nhận sáp nhập

  • Doanh nghiệp tư nhân trong nước

Việc hợp nhất, sáp nhập giữa các doanh nghiệp trong nước diễn ra khá đa dạng giữa các doanh nghiệp thuộc cùng lĩnh vực hoạt chứng kiến sự mở rộng của các doanh nghiệp theo chiều ngang thuộc một chuỗi cung ứng từ sản xuất tới điểm phân phối cho khách hàng. Hoặc, đối khi là sự kết hợp giữa các doanh nghiệp không liên quan nhằm thử sức với một lĩnh vực hoàn toàn mới đối với doanh nghiệp.

Đối với các hình thức mua bán, sáp nhập theo chiều ngang, thường liên quan tới việc cạnh tranh về thị phần giữa các doanh nghiệp có cùng lĩnh vực kinh doanh nhằm tạo các tập đoàn lớn hơn. Nhưng để tránh xảy ra tình trạng độc quyền, chèn ép doanh nghiệp khác, pháp luật đã có những quy định để hạn chế thị phần tối đa mà doanh nghiệp được chiếm lĩnh và các quy định về cạnh tranh khác.

Đối với các hình thức mua bán, sáp nhập theo chiều dọc, thường liên quan tới việc phát triển một chuỗi cung ứng từ sản xuất tới tiêu dùng.  Theo đó, các doanh nghiệp khác nhau hoạt động trong từng khâu, giai đoạn của một quy trình sản xuất ra sản phần liên kết lại để tạo ra một chuỗi cung ứng khép kín. Doanh nghiệp sau đó có thể đồng bọ hóa quy trình sản xuất và áp dụng các tiêu chuẩn một cách thống nhất, đồng bộ, vấn đề kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng được thực hiện tốt hơn.

Đối với các hình thức mua bán, sáp nhập hỗn hợp, được thực hiện giữa các doanh nghiệp có ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác biệt. Đó là khi những doanh nghiệp lớn mạnh muốn thử sức đối với những lĩnh vực thị trường mới, thay vì phải xây dựng đội ngũ nghiên cứu từ đầu thì việc mua bán, sáp nhập một doanh nghiệp đang hoạt động về lĩnh vực đó là một lựa chọn tối ưu hơn.

Có thể nói, dù tiến hành theo các thức nào thì mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp cũng là tăng thị phần chiếm lĩnh thị trường, kiểm soát tốt sản phẩm nhằm tăng trưởng bền vững và tìm kiếm lợi nhuận.

  • Doanh nghiệp nước ngoài

Doanh nghiệp nước ngoài thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận một thị trường mới tại một quốc gia khác, do đó, việc đầu tư nhận hợp nhất, sáp nhập với các doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm mục tiêu đầu tư dài hạn tại thị trường Việt Nam, hơn thế là có thể thâm nhập và phát triển được tại thị trường này.

Khi nhập hợp nhất, sáp nhập một doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài sẽ trở thành chủ và có quyền sở hữu toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ hay tài sản của doanh nghiệp bị hợp nhất, sáp nhập. Việc nhận hợp nhất, sáp nhập này cũng không gây thiệt hại cho doanh nghiệp nước ngoài nếu doanh nghiệp sau thương vụ phát triển tốt và phát sinh lợi nhuận thì nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ được một phần.

Bên cạnh vấn đề lợi nhuận, việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp của công ty nước ngoài là một trong những phương thức nhằm thành lập một hiện diện của doanh nghiệp tại Việt Nam, để thâm nhập và phát triển tại thị trường mới. Việc lựa chọn cách thức thâm nhập như vậy giúp các doanh nghiệp nước ngoài tiết kiệm được nhiều nguồn lực trong việc xây dựng một hệ thông phân phối, cung ứng chuỗi sản phẩm, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, nhà cung cấp tin cậy tại một thị trường mới, xa lạ. Theo đó, doanh nghiệp nước ngoài có thể chủ đối với những gì doanh nghiệp bị hợp nhất, sáp nhập sẵn có để khai thác công nghệ, mở rộng vốn và phát triển thị trường theo chiều ngang tại thị trường tiềm năng nhằm gia tăng giá trị doanh nghiệp trên thị trường mới.

Trên đây là những thông tin cơ bản về những động lực cho việc thúc đẩy hoạt động hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp. Trong trường hợp còn vướng mắc hay có nhu cầu tư vấn về việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp hay các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp khác - Quý khách hàng có yêu cầu vui lòng liên hệ Văn phòng luật sư số 7 để được tư vấn tận tình và nhanh chóng.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979

Email: info@vanphongluatsuso7.vn

Website: vanphongluatsuso7.com

Hỗ trợ trực tuyến 24/7.

Bình luận Facebook
2020
30/09

Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định

Các bước tiến hành việc thành lập doanh nghiệp theo quy định
2020
30/09

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp / công ty

Danh sách văn bản, tài liệu Quý khách hàng cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp
2020
30/09

Quy định về đăng ký thành lập doanh nghiệp

Người có quyền được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam và những điều cần lưu ý
2020
28/09

Thành lập văn phòng đại diện

Tư vấn thủ tục thành lập văn phòng đại diện
2020
30/09

Thành lập, bổ sung, thay đổi địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, chi nhánh

Những điều doanh nghiệp cần lưu ý về thủ tục, hồ sơ và trình tự thực hiện việc đăng ký trên
2020
30/09

Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh

Các bước thực hiện khi doanh nghiệp muốn mở rộng hoặc thu hẹp lĩnh vực kinh doanh của mình