VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SỐ VII

CHỮ TÍN CAO HƠN TẤT CẢ

Hotline tư vấn: 096 622 7979

165 Đường Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian làm việc

Từ 8h:00 - 17h:30 hàng ngày

Thứ 7: Từ 8h:00 - 11h:30

Xác định cổ phần, vốn góp sau mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

28/09/2020 08:58 SA

<a href="https://www.freepik.com/photos/business">Business photo created by rawpixel.com - www.freepik.com</a>

Việc hợp nhất, sáp nhập các công ty lại với nhau nhằm thực hiện việc cải tổ lại doanh nghiệp, theo quá trình đó, việc xác định vốn góp, cổ phần có thể là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp băn khoăn khi tiến hành.

Đối với hợp nhất doanh nghiệp

Theo quy định, hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

Theo đó, những nội dung về thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất sẽ được các bên tham gia thỏa thuận trong hợp đồng hợp nhất giữa hai hoặc một số công ty.

Đối với sáp nhập doanh nghiệp

Theo quy định, một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Theo đó, những nội dung về cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập sẽ được các bên tham gia thỏa thuận trong hợp đồng sáp nhập giữa một hoặc một số công ty.

Mặt khác, pháp luật quy định đối với các doanh nghiệp nhận hợp nhất, nhận sáp nhập doanh nghiệp thì tùy từng loại hình doanh nghiệp tham gia mà có cách thức tiếp nhận các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty bị hợp nhất, bị sáp nhập.

Như vậy, các quy định pháp luật đã chỉ ra cơ sở giúp các doanh nghiệp xác định lại giá trị về tài sản, vốn góp, cổ phần, trái phiếu doanh nghiệp sau khi thực hiện các hoạt động hợp nhất, sáp nhập với doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, với việc quy định như vậy thì trong quá trình xác lập hợp đồng hợp nhất, sáp nhập, các doanh nghiệp đều phải tự mình tiến hành thỏa thuận, đàm phán với doanh nghiệp khác về kế hoạch chuyển đổi các loại hình tài sản; vốn góp, cổ phần, trái phiếu để trình bày trong nội dung hợp đồng.

Do đó, nếu thỏa thuận việc chuyển đổi diễn ra không tốt, có thể phát sinh các tranh chấp giữa cổ đông, nhà đầu tư sau quá trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp. Dựa trên việc nghiên cứu, tham khảo, nhận thấy rằng:

Đối với hợp nhất, sáp nhập các doanh nghiệp độc lập

Các doanh nghiệp hoạt động độc lập, không có mối quan hệ rằng buộc về pháp luật thì việc hợp nhất, sáp nhập sẽ thực hiện chuyển đổi toàn bộ số vốn điều lệ của các công ty bị hợp nhất, bị sáp nhật. Theo đó, doanh nghiệp mới sẽ có lượng vốn góp, cổ phần, trái phiếu tăng thêm, đồng thời, các thành viên, cổ đông của các công ty này sẽ trở thành cổ đông mới của công ty hợp nhất, công ty sáp nhập và nắm số phần trăm vốn góp, cổ phần mới tính theo mức vốn điều lệ mới của doanh nghiệp.

Trong trường hợp thành viên góp vốn, cổ đồng muốn rút vốn tại thời điểm này có thể được hoàn trả khoản thanh toán phù hợp với phương án của các hợp nhất, sáp nhập mà các bên doanh nghiệp thống nhất.

Đối với việc sáp nhập doanh nghiệp giữa công ty mẹ con

Trong trường hợp này, giữa công ty mẹ và công ty con, thông thường, công ty mẹ sẽ có sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn góp trong công ty con. Do đó, phải coi phần vốn góp, cổ phần của công ty mẹ trong công ty con là phần tài sản được sử dụng nhằm thành lập, quản lý hoạt động của công ty con. Như vậy, theo quy định của việc sáp nhập doanh nghiệp thì toàn bộ phần vốn góp trong công ty con phải thực hiện chuyển đổi sang công ty mẹ, bao gồm cả phần vốn góp của công ty mẹ.

Vấn đề ở đây được chỉ ra rằng, sô vốn và tài sản ban đầu của công ty mẹ trước khi tiến hành sáp nhập phải bao gồm khoản vốn đầu tư vào công ty con. Nếu như việc tiến hành chuyển đổi cộng cả số vốn đầu tư kể trên thì dù số vốn của công ty mẹ sẽ tăng lên nhưng về bản chất là không. Cho đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có quy định cụ thể hướng dẫn vấn đề này.

Theo đó, trong thực tế, các doanh nghiệp thường giải quyết theo hai hướng như sau:

Thứ nhất, vẫn ghi nhận phần vốn góp tăng lên tương ứng tại công ty mẹ qua việc phát hành thêm cổ phần cho các cổ đông hiện hữu của công ty mẹ với tỷ lệ tương ứng. Đây là phương án thường được sử dụng khi sáp nhập hai doanh nghiệp độc lập, không có sự liên quan về vốn.

Với cách thức thực hiện theo phương án thứ nhất, thường do việc công ty mẹ không nắm toàn bộ vốn đầu tư tại công ty con. Do đó, để bảo đảm lợi ích cho các cổ đông, thành viên khi tiến hành sáp nhập sẽ được xác định mức vốn góp, cổ phần, trái phiếu mới cùng với các cổ đông, thành viên hiện hữu tại công ty mẹ.

Thứ hai, không ghi nhận phần vốn góp tăng lên tại công ty mẹ. Khi đó, phần vốn góp trong công ty con sẽ chuyển giao và ghi nhận tại công ty mẹ dưới dạng tài sản đơn thuần. Phương án này không gia tăng thêm quyền và nghĩa vụ cho các cổ đông hiện hữu của công ty mẹ.

Trường hợp này thường được xác định khi công ty mẹ sở hữu toàn bộ phần vốn góp của công ty con.

Dù doanh nghiệp lựa chọn phương án nào thì cũng đều cần phải lưu ý về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm đi kèm trong quá trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp. Cụ thể, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với chủ nợ đối với doanh nghiệp mới. Theo đó, khi xây dựng phương án hợp nhất, sáp nhập trong hợp đồng thì doanh nghiệp mới phải gửi thông báo tới chủ nợ của các doanh nghiệp bị hợp nhất, sáp nhập trước đó. Đây là vấn đề quan trọng mà mỗi doanh nghiệp cần hết sức lưu ý.

Trên đây là những thông tin cơ bản về việc xác định lại cổ phần, vốn góp của doanh nghiệp sau qua trình hợp nhất, sáp nhập. Trong trường hợp còn vướng mắc hay có nhu cầu tư hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp - Quý khách hàng có yêu cầu vui lòng liên hệ Văn phòng luật sư số 7 để được tư vấn tận tình và nhanh chóng.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979

Email: info@vanphongluatsuso7.vn

Website: vanphongluatsuso7.com

Hỗ trợ trực tuyến 24/7.

Bình luận Facebook
2020
28/09

Thành lập văn phòng đại diện

Tư vấn thủ tục thành lập văn phòng đại diện
2020
28/09

Hậu quả pháp lý từ việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp sẽ hoạt động, vận hành như thế nào.
2020
28/09

Vai trò của văn phòng đại diện đối với doanh nghiệp

Tầm quan trọng khi thành lập văn phòng đại diện đối với mỗi doanh nghiệp.
2020
28/09

Những lưu ý khi thay đổi đăng ký kinh doanh

Năm 2020, khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận 4 nội dung
2020
30/09

Những lưu ý quan trọng khi thành lập doanh nghiệp

Văn phòng Luật sư số VII có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng thành lập doanh nghiệp
2020
30/09

Lựa chọn trụ sở doanh nghiệp

Trụ sở là địa điểm đăng ký hoạt động của doanh nghiệp trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp