VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SỐ VII

CHỮ TÍN CAO HƠN TẤT CẢ

Hotline tư vấn: 096 622 7979

165 Đường Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian làm việc

Từ 8h:00 - 17h:30 hàng ngày

Thứ 7: Từ 8h:00 - 11h:30

Vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp

26/09/2020 10:05 SA

 

1. Vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Kiểu dáng công nghiệp phải đăng ký và nếu đáp ứng các yêu cầu thì quyền sở hữu được thừa nhận thông qua việc xác lập theo văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí tuệ cấp (Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp).

Cần phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp với Cục Sở hữu trí tuệ vì quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở bằng độc quyền và trong thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu có độc quyền sử dụng, chuyển giao. Như vậy mới có thể được bù đắp chi phí về vật chất, trí tuệ, được hưởng lợi nhuận từ việc khai thác thành quả của mình.

Doanh nghiệp cần phải tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ KDCN trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Vì nếu đưa sản phẩm ra thị trường mà chưa tiến hành đăng ký bảo hộ thì rất dễ bị người khác bắt chước. Nếu người bắt chước đó làm thủ tục bảo hộ KDCN trước thì doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Cục Sở hữu trí tuệ chỉ cấp bằng độc quyền KDCN duy nhất cho người nộp đơn sớm nhất trong số những người cùng nộp đơn và đối tượng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ (nguyên tắc nộp đơn đầu tiên).

2. Lợi ích của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là gì?

– Một kiểu dáng công nghiệp tăng thêm giá trị cho sản phẩm của doanh nghiệp. nó làm cho sản phẩm hấp dẫn và thu hút khách hàng. Vì vậy bảo hộ các kiểu dáng giá trị là một phần có tính quyết định trong chiến lược kinh doanh của bất kỳ nhà thiết kế và sản xuất nào.

– Đăng ký một kiểu dáng giá trị góp phần thu lại vốn đầu tư thích đáng dành cho sáng tạo và marketing sản phẩm có liên quan, do đó tăng lợi nhuận.

– Kiểu dáng công nghiệp là tài sản kinh doanh mà có thể tăng gía trị thương mại của một công ty và sản phẩm của nó.

– Một kiểu dáng đựoc bảo hộ cũng có thể được cấp phép sử dụng (hoặc bán) cho người khác để lấy tiền. bằng cách cấp phép sử dụng kiểu dáng, doanh nghiệp cũng có thể thâm nhấp thị trường mà doanh nghiệp đang không thể phục vụ ở một mặt nào đó.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979

Email: info@vanphongluatsuso7.vn

Website: vanphongluatsuso7.com

Hỗ trợ trực tuyến 24/7.

Bình luận Facebook
2020
26/09

Các đối tượng có thể được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Đối tượng bảo hộ của các kiểu dáng công nghiệp không phải là sản phẩm hay bộ phận sản phẩm mà là kiểu dáng được gắn với hay được thể hiện qua sản phẩm hay bộ phận sản phẩm đó.
2020
28/09

Dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu do Văn phòng luật sư số 7 cung cấp

Văn phòng luật sư số 7 cung cấp các dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ cho quý khách hàng
2020
30/09

Quyền đăng ký bảo hộ sáng chế

Pháp luật quy định những cá nhân, tổ chức có quyền được đăng ký bảo hộ sáng chế
2020
30/09

Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Những điều khách hàng cần biết khi tiến hành nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam
2020
28/09

Quy trình thực hiện của luật sư tham gia tố tụng trong vụ việc tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ

Quy trình thực hiện của luật sư tham gia tố tụng trong vụ việc tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ
2020
28/09

Điều kiện nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại (franchise) là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định. Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng một sản phẩm hoặc một quy trình hoạt động là một đối tượng sở hữu công nghiệp và đang được bảo hộ. Nhượng quyền thương mại liên quan đến chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa hoặc các đối tượng sở hữu trí tuệ khác.