VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SỐ VII

CHỮ TÍN CAO HƠN TẤT CẢ

Hotline tư vấn: 096 622 7979

165 Đường Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian làm việc

Từ 8h:00 - 17h:30 hàng ngày

Thứ 7: Từ 8h:00 - 11h:30

Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

28/09/2020 11:12 SA

Kể từ ngày 01/01/2018, Luật Du lịch 2017 có hiệu lực có tác động rất lớn đối với các công ty kinh doanh lữ hành nội địa. Nếu như trước đây các công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa không phải ký quỹ khi xin cấp giấy phép thì từ 01/01/2018 theo quy định của Luật Du lịch 2018 thủ tục ký quỹ là bắt buộc khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa. Chỉ khi doanh nghiệp có Giấy phép kinh danh lữ hành nội địa mới có thể thực hiện tổ chức tour du lịch trong nước phục vụ cho khách Việt Nam tại Việt Nam.

Công ty có vốn Việt Nam và công ty có vốn đầu tư nước ngoài đều có thể được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa theo quy định của Luật du lịch 2017;

Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa từ năm 2020:

  1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp (Trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có mã ngành 7912: Điều hành tua du lịch: Kinh doanh lữ hành nội địa).
  2. Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng. Đây cũng là một điều kiện mới của Luật Du lịch năm 2017 đối với hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa. (Trước đây công ty kinh doanh lữ hành nội địa không phải thực hiện nghĩa vụ ký quỹ);
  3. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa. Cụ thể theo Thông tư số 06/2017 ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch thì quy định về bằng cấp của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được quy định như sau:
    1. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
    2. Quản trị lữ hành;
    3. Điều hành tour du lịch;
    4. Marketing du lịch;
    5. Du lịch;
    6. Du lịch lữ hành;
    7. Quản lý và kinh doanh du lịch.

Trường hợp người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa không có các bằng cấp từ cao đẳng các chuyên ngành nêu trên cần học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa gồm các nội dung đào tạo như sau:

  1. Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp;
  2. Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;
  3. Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

Lưu ý: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Sau thời hạn trên, nếu không có giấy phép thì doanh nghiệp không được kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.

Như vậy: Đối với các công ty đã có Giấy phép kinh doanh lữ hành được cấp hoặc thông báo hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa trước ngày 01/01/2018 thì chậm nhất đến ngày 31/12/2018 phải làm thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa theo các điều kiện của Luật Du lịch 2017, trường hợp không thực hiện cấp phép theo thời hạn nêu trên coi như doanh nghiệp hoạt động không có giấy phép.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa;
  2. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  3. Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành (Liên hệ Công ty VPLS số 7để được hướng dẫn thủ tục và mẫu ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành);
  4. Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  5. Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành (Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành hoặc chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa).

Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

  • Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở chính;
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

  • Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy phép;
  • Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;
  • Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho Sở Du lịch trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;
  • Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;

Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;

  • Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng;
  • Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;
  • Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
  • Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;
  • Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.

Dịch vụ tư vấn cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa của Công ty VPLS số 7

  • Tư vấn điều kiện đăng ký cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa;
  • Hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin để hoàn thiện hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa;
  • Soạn thảo hồ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa;
  • Thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
  • Nhận và giao lại cho khách hàng giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa.

Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979

Email: info@vanphongluatsuso7.vn

Website: vanphongluatsuso7.com

Hỗ trợ trực tuyến 24/7.

Bình luận Facebook
2020
28/09

Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm phù hợp với quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Đây là một thủ tục bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông sản phẩm ra thị trường.
2020
28/09

Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Người tiêu dùng hiện nay luôn trong mối lo với câu chuyện "thực phẩm bẩn". Việc quản lý chất lượng sản phẩm cần thắt cặt, xử lý mạnh tay hơn nữa.
2020
28/09

Thủ tục xin giấy phép xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự

Đảm bảo yếu tố về an ninh trật tự là vấn đề đặt ra hàng đầu đối với các cơ sở kinh doanh có điều kiện, tránh những rủi ro không đáng có Nhà nước khuyến khích các cơ sở chủ động trong việc đảm bảo an ninh, trật tự. Vậy hồ sơ và thủ tục xin cấp phép như thế nào, VPLS số 7 xin tư vấn cho quý khách như sau:
2020
28/09

Xin giấy phép kinh doanh lữ hành Quốc tế

Kinh doanh lữ hành quốc tế hiện nay là một mảng hút khách, khi quảng cáo văn hóa của các dân tộc, các nước trên thế giới.
2020
28/09

Công bố lưu hành mỹ phẩm

Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm tại Việt Nam được ưu chuộng không chỉ đối với phái đẹp mà với tất cả mọi người trong xã hội hiện đại. Mỹ phẩm nhập khẩu vẫn được người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên lựa chọn bởi chủng loại và chất lượng đa đạng.
2020
28/09

Điều kiện thành lập và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu ngoại ngữ của mọi người trong xã hội, hàng loạt các trung tâm ngoại ngữ được mở ra với nhiều loại ngôn ngữ chẳng hạn: tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn