VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SỐ VII

CHỮ TÍN CAO HƠN TẤT CẢ

Hotline tư vấn: 096 622 7979

165 Đường Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian làm việc

Từ 8h:00 - 17h:30 hàng ngày

Thứ 7: Từ 8h:00 - 11h:30

Thủ tục thay đổi cơ cấu góp vốn, cơ cấu thành viên của doanh nghiệp

30/09/2020 10:06 SA

Khi doanh nghiệp muốn mở rộng, thu hẹp quy mô hoạt động hoặc khi thành viên mong muốn góp thêm hoặc giảm vốn thì cần thay đổi cơ cấu vốn góp. Cần lưu ý vấn đề sở hữu vốn tối thiểu để trở thành người đại diện pháp luật hoặc trường hợp tăng thêm thành viên góp vốn thì phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Lưu ý:

  • Khi chuyển nhượng cổ đông và đồng thời tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần, doanh nghiệp phải thực hiện thành 02 bước: Chuyển nhượng cổ đông, sau đó tăng vốn hoặc ngược lại.
  • Khi doanh nghiệp chuyển nhượng sẽ phát sinh liên quan đến việc kê khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn và nghĩa vụ nộp thuế nếu có lãi.

 

ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH

Hồ sơ thay đổi bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Biên bản họp hội đồng thành viên;
  • Quyết định của hội đồng thành viên;
  • Danh sách thành viên công ty;
  • Thông báo sổ thành viên công ty;
  • Hợp đồng chuyển nhượng, giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng phần vốn góp.
  • CMND/hộ chiếu công chứng của người nhận chuyển nhượng.

Lưu ý:

  • Sau khi chuyển nhượng vốn góp doanh nghiệp cần tiến hành kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhận cho người chuyển nhượng trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng.
  • Đối với công ty TNHH khi chuyển nhượng phần vốn góp ngang giá thì không cần nộp thuế Thu nhập cá nhân của người chuyển nhượng. Tuy nhiên việc nộp thuế thu nhập cá nhân của người chuyển nhượng vốn góp cần được xác định dựa trên hợp đồng chuyển nhượng vốn góp và báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN

Khi thay đổi chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần, doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?

  • Theo quy định Luật Doanh nghiệp hiện nay đối với công ty cổ phần khi thực hiện chuyển nhượng cổ đông thì không cần thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp tự thực hiện ghi nhận sự chuyển nhượng giữa các cổ đông. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải thực hiện kê khai thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần tại chi Cục thuế.
  • Thuế thu nhập khi chuyển nhượng cổ phần được xác định như chuyển nhượng chứng khoán do đó khi cổ đông chuyển nhượng cổ phần sẽ bị tính thuế thu nhập chuyển nhượng là 0,1% (kể cả khi công ty không có lãi).

Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì hiện nay, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn có thể có một hoặc nhiều người đại diện. Luật doanh nghiệp 2014 đã bỏ quy định Giám đốc, Tổng giám đốc của công ty không được đồng thời là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác để phù hợp với nhu cầu thuê giám đốc, tổng giám đốc của các doanh nghiệp hiện nay. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, có thể vì những lý do chủ quan hoặc khách quan, doanh nghiệp cần tiến hành thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Điều kiện làm người đại diện theo pháp luật của công ty (áp dụng đối với cả người Việt Nam và người nước ngoài):

  • Từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;
  • Cung cấp duy nhất 01 bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu;
  • Không bị treo mã số thuế trên dữ liệu quản lý thuế và quản lý doanh nghiệp;
  • Người đại diện không nhất thiết phải là người góp vốn tại Công ty.

Các chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty có thể lựa chọn bao gồm:

  • Giám đốc công ty;
  • Tổng Giám đốc công ty;
  • Chủ tịch Hội đồng quản trị – đối với công ty cổ phần;
  • Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc/Giám đốc – Đối với công ty cổ phần;
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc/Giám đốc – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  • Chủ tịch công ty – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
  • Hoặc các chức danh khác theo quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy định pháp luật.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi người đại diện theo pháp luật. Doanh nghiệp cần thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

Hồ sơ, thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật:

  • Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật mới (lưu ý thời hạn của các giấy tờ này hiện còn giá trị sử dụng);
  • Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Riêng thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật tại Hà Nội không yêu cầu nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Biên bản họp công ty về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Quyết định về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế;
  • Giấy giới thiệu hoặc ủy quyền cho Văn phòng luật sư số 7 thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khi doanh nghiệp tiến hành thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật nếu trên đăng ký doanh nghiệp chưa có thông tin số điện thoại hoặc chưa cập nhật thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc chưa phân mã ngành theo hệ thống mã ngành kinh tế quốc dân doanh nghiệp cần thực hiện, bổ sung để tiến hành thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Lưu ý:

  • Trường hợp người đại diện theo pháp luật cũ đang bị treo mã số thuế thì doanh nghiệp không được thay đổi người đại diện theo pháp luật.
  • Người đang quản lý doanh nghiệp hiện đang bị treo mã số thuế thì cũng không thể đăng ký làm người đại diện pháp luật mới của doanh nghiệp.
  • Cá nhân từng là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản thì cũng không được làm người đại diện pháp luật mới cho công ty.
  • Người đại diện là người đi thuê thì trong hồ sơ cần bổ sung Hợp đồng lao động với người đại diện mới.
  • Trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp làm thay đổi nội dung điều lệ thì trong biên bản họp phải ghi rõ nội dung được thay đổi trong điều lệ doanh nghiệp.
  • Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật cần lưu ý việc thay đổi đăng ký thông tin chủ tài khoản ngân hàng và thông báo việc thay đổi cho đối tác và cơ quan bảo hiểm.
  • Đối với doanh nghiệp có giấy phép con liên quan đến thông tin người đại diện thì phỉ làm thủ tục thay đổi cho phù hợp với thồn tin người đại diện mới.
  • Khi thay đổi người đại diện có gắn liền với việc chuyển nhượng vốn cho người đại diện mới cần lưu ý thủ tục kê khai thế thu nhập cá nhân của người chuyển nhượng.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979

Email: info@vanphongluatsuso7.vn

Website: vanphongluatsuso7.com

Hỗ trợ trực tuyến 24/7.

Bình luận Facebook
2020
30/09

Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định

Các bước tiến hành việc thành lập doanh nghiệp theo quy định
2020
28/09

Động lực nào thúc đẩy hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

Vì sao hoạt động hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp lại được quan tâm nhiều như vậy?
2020
30/09

Giới thiệu về văn phòng đại diện

Những điều quý khách hàng cần biết thêm về văn phòng đại diện
2020
30/09

Lựa chọn trụ sở doanh nghiệp

Trụ sở là địa điểm đăng ký hoạt động của doanh nghiệp trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
2020
28/09

Hướng dẫn thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp

Hướng dẫn thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp
2020
30/09

Mua bán, sát nhập doanh nghiệp là gì?

M&A - Merger and Acquisition là thuật ngữ chỉ việc mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp