VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SỐ VII

CHỮ TÍN CAO HƠN TẤT CẢ

Hotline tư vấn: 096 622 7979

165 Đường Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian làm việc

Từ 8h:00 - 17h:30 hàng ngày

Thứ 7: Từ 8h:00 - 11h:30

Thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn

28/09/2020 09:01 SA

<a href="https://www.freepik.com/vectors/kids">Kids vector created by freepik - www.freepik.com</a>

Con cái là tài sản quý giá của các bậc cha mẹ. Thông thường, trách nhiệm nuôi dưỡng con cái thuộc về cha mẹ và những người thân thích, tuy nhiên, nếu vợ chồng khi ly hôn mà con cái chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có đủ năng lực hành vi dân sự thì theo sự tự thỏa thuận của vợ chồng hoặc theo phán quyết của Tòa án sẽ giao trách nhiệm nuôi dưỡng con cho vợ hoặc chồng và người còn lại có trách nhiệm cấp dưỡng theo quy định. Theo đó, việc thay đổi người nuôi con được hiểu là một sự việc xảy ra sau thời điểm vợ chồng đã ly hôn theo quyết định của Tòa án.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn, tuy nhiên, để có thể được thực hiện được, pháp luật về hôn nhân và gia đình đã có quy định cụ thể về những trường hợp được phép thay đổi và người có quyền được yêu cầu vấn đề này.

Thứ nhất, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con.
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Trong mọi trường hợp, nếu có con từ 7 tuổi trở lên thì việc thay đổi người nuôi dưỡng phải hỏi ý kiến, nguyện vọng của con. Mặt khác, đối với căn cứ thứ hai, nếu xét thấy cả cha, mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì những người giám hộ khác sẽ được phép thay thế bằng một quyết định của Tòa án.

Thứ hai, người có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Việc thay đổi người nuôi con chỉ được xem xét khi có yêu cầu của một trong các chủ thể sau đây, bao gồm:

  • Cha hoặc mẹ.
  • Người thân thích.
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình.
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Ngoài cha, mẹ, các cá nhân, tổ chức khác khi thực hiện yêu cầu việc thay đổi người nuôi con phải có căn cứ chứng minh người đang trực tiếp nuôi dưỡng không còn đủ điều kiện nuôi dưỡng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về việc thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn. Trong trường hợp còn vướng mắc hay có nhu cầu thực hiện các thủ tục thay đổi người nuôi con - Quý khách hàng có yêu cầu vui lòng liên hệ Văn phòng luật sư số 7 để được tư vấn tận tình và nhanh chóng.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979

Email: info@vanphongluatsuso7.vn

Website: vanphongluatsuso7.com

Hỗ trợ trực tuyến 24/7.

Bình luận Facebook
2020
28/09

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

Vấn đề về quyền lợi của con sau khi ly hôn luôn là vấn đề quan trọng, làm sao để cuộc ly hôn diễn ra êm đẹp mà không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích, mối quan hệ của con với bố, với mẹ – hơn nữa là khi vợ chồng đang phát sinh tranh chấp về con cái. 
2020
28/09

Dịch vụ đơn phương ly hôn tại Hà Nội

Theo con số thống kê hiện nay mỗi ngày có tới hơn 1000 đơn ly hôn được nộp tới Tòa án trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, hơn một nửa trong số đó bị Tòa trả đơn vì sai thể thức và nộp sai thẩm quyền
2020
28/09

Thuận tình ly hôn

Theo quy định tại Điều 361, dẫn chiếu tới khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình sẽ được thực hiện theo các quy định tại chương XXIII – Quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự ( từ Điều 361 đến Điều 375) và chương XXVII – Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (từ Điều 396 đến Điều 397).
2020
28/09

Những vấn đề cần lưu ý khi thay đổi người nuôi con

Nội dung thỏa thuận nuôi con giữa cha, mẹ. Ai là người có quyền yêu cầu thay đổi?
2020
28/09

Thủ tục thay đổi người nuôi con

Thủ tục thay đổi người nuôi con tại Tòa án. Những điều cần chuẩn bị.
2020
26/09

Ly hôn với người nước ngoài

Phải thẳng thắn thừa nhận rằng việc ly hôn có yếu tố nước ngoài luôn phức tạp hơn nhiều so với ly hôn khi hai người cùng quốc tịch Việt Nam. Để quý khách dễ dàng hình dung thì VPLS SỐ 7 xin chia sẻ bài viết về thủ tục ly hôn với người nước ngoài ngay dưới đây: