VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SỐ VII

CHỮ TÍN CAO HƠN TẤT CẢ

Hotline tư vấn: 096 622 7979

165 Đường Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian làm việc

Từ 8h:00 - 17h:30 hàng ngày

Thứ 7: Từ 8h:00 - 11h:30

Giải thể doanh nghiệp

30/09/2020 10:19 SA

Dù chưa được định nghĩa một cách cụ thể nhưng có thể hiểu, giải thể là việc doanh nghiệp không còn hoặc không còn đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động, không thể duy trì sự tồn tại như một chỉnh thể của một tổ chức như khi thành lập. Như vậy, hậu quả pháp lý của việc giải thể là sự tồn tại của doanh nghiệp đó đã chấm dứt thể hiện như việc xóa tên gọi trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Với hậu quả pháp lý như vậy, có thể nói rằng, đa phần, không một chủ doanh nghiệp nào mong muốn hậu quả trên xảy ra, tuy nhiên, việc doanh nghiệp giải thể có thể dựa trên những cơ sở sau đây:

Thứ nhất, dựa trên ý trí của chủ doanh nghiệp đề ra hay là tự nguyện giải thể. Trong trường hợp này, cụ thể hiểu như sau:

  • Việc vận hành, hoạt động của doanh nghiệp không còn đúng theo mục tiêu ban đầu khi thành lập của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạt động, xảy ra mâu thuẫn nội bộ, hoạt động kinh doanh không đạt lợi nhuận như kế hoạch, tiền năng tăng trưởng của thị trường không còn, không còn khả năng cạnh tranh và nhiều nguyên do khác nữa. Khi đó, theo quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp, của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông sẽ tiến hành giải thể doanh nghiệp.
  • Hoạt động của doanh nghiệp được giới hạn về thời gian được quy định rõ ràng trong điều lệ doanh nghiệp khi thành lập. Do vậy, khi đến thời hạn mà doanh nghiệp không có động thái gia hạn hoặc thay đổi loại hình doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ tiến hành giải thể theo đúng thời hạn đã đề ra.

Thứ hai, dựa trên ý trí của cơ quan nhà nước quyết định việc giải thể doanh nghiệp hay giải thể bắt buộc. Trong trường hợp này, cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động không duy trì, bảo đảm số lượng thành viên tối thiểu hoạt động trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không có động thái chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phù hợp với thực trạng.
  • Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép đăng ký kinh doanh. Được hiểu là Nhà nước không công nhận sự tồn tại của doanh nghiệp nữa, do đó, trong thời hạn quy định, doanh nghiệp phải tiến hành họp để tiến hành giải thể doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin cơ bản về việc giải thể doanh nghiệp. Trong trường hợp còn vướng mắc hay chưa hiểu rõ vấn đề pháp lý nào - Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ Văn phòng luật sư số 7 để được tư vấn tận tình và nhanh chóng.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979

Email: info@vanphongluatsuso7.vn

Website: vanphongluatsuso7.com

Hỗ trợ trực tuyến 24/7.

Bình luận Facebook
2020
30/09

Thủ tục thay đổi cơ cấu góp vốn, cơ cấu thành viên của doanh nghiệp

Các bước thực hiện khi vốn góp của doanh nghiệp có sự biến động trong quá trình hoạt động
2020
30/09

Điều kiện thành lập doanh nghiệp

Cá nhân, tổ chức cần đáp ứng những điều kiện pháp định để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
2020
28/09

Xác định cổ phần, vốn góp sau mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

Sau khi hợp nhất, sáp nhập nhiều công ty, việc xác định cổ phần, vốn góp như thế nào.
2020
30/09

Giới thiệu về văn phòng đại diện

Những điều quý khách hàng cần biết thêm về văn phòng đại diện
2020
30/09

Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp

Trình tự tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp và kết quả dịch vụ gửi tới Quý khách hàng
2020
30/09

Những lưu ý quan trọng khi thành lập doanh nghiệp

Văn phòng Luật sư số VII có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng thành lập doanh nghiệp