VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SỐ VII

CHỮ TÍN CAO HƠN TẤT CẢ

Hotline tư vấn: 096 622 7979

165 Đường Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian làm việc

Từ 8h:00 - 17h:30 hàng ngày

Thứ 7: Từ 8h:00 - 11h:30

Vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp

30/09/2020 10:28 SA

Vốn pháp định được hiểu là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, khái niệm này hiện nay đã bị lược bỏ trong các quy định của pháp luật về doanh nghiệp và chỉ được sử dụng như một thuật ngữ pháp lý, theo đó, cá nhân, tổ chức có thể tối đa hóa quyền tự do kinh doanh đối với những ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định. Dù vậy, pháp luật vẫn quy định cụ thể một số ngành nghề kinh doanh phải đáp ứng một mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp hoạt động nhằm tránh rủi ro cho doanh nghiệp.

Nếu so với vốn điều lệ thì vốn pháp định có một số điểm khác biệt cần chú ý tới như sau:

  • Vốn pháp định chỉ được áp dụng cho một số ngành, nghề nhất định. Không áp dụng cho các loại hình doanh diệp kinh doanh. Các quy định về vốn pháp định chủ yếu có thể tìm tại các văn bản dưới luật.
  • Đối tượng áp dụng của vốn pháp định là các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực, ngành nghề có quy định về mức vốn tối thiểu phải có để thành lập và hoạt động.
  • Mức vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp không được thấp hơn mức vốn tối thiểu phải có. Trong quá trình hoạt động, có thể tăng, giảm vốn điều lệ nhưng không được thấp hơn giá trị vốn pháp định.
  • Việc xác định mức vốn tối thiểu giúp cho doanh nghiệp sau khi thành lập có thể hoạt động và phòng tránh, phòng trừ rủi ro. Hạn chế số lượng doanh nghiệp thành lập hoạt động không có vốn hoạt động.

Như vậy, yêu cầu về mức vốn tối thiểu phải có là một trong các quy định đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định rải ráp trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Tính tới thời điểm đầu năm 2019, có tất cả 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong đó, có hơn 70 ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định. Có thể thấy rằng, vốn pháp định tồn tại trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề mà thường là những lĩnh vực hoạt động có mức độ rủi ro cho các đối tác, với mục đích nhằm bảo đảm tối thiểu tài sản của doanh nghiệp với đối tác, khách hàng.

Trên đây là những thông tin cơ bản cần lưu ý khi tiến hành thành lập doanh nghiệp. Trong trường hợp còn vướng mắc hay chưa biết lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào phù hợp - Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ Văn phòng luật sư số 7 để được tư vấn tận tình và nhanh nhất.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979

Email: info@vanphongluatsuso7.vn

Website: vanphongluatsuso7.com

Hỗ trợ trực tuyến 24/7.

Bình luận Facebook
2020
30/09

Lựa chọn trụ sở doanh nghiệp

Trụ sở là địa điểm đăng ký hoạt động của doanh nghiệp trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
2020
30/09

Giới thiệu về văn phòng đại diện

Những điều quý khách hàng cần biết thêm về văn phòng đại diện
2020
30/09

Tạm ngưng kinh doanh

Trình tự cho Doanh nghiệp tiến hành thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh
2020
28/09

Hướng dẫn thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp

Hướng dẫn thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp
2020
28/09

Các trường hợp điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

Sự thay đổi trong hoạt động đầu tư cần phải đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
2020
30/09

Hướng dẫn thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở chính

Các bước tiến hành khi thay đổi địa chỉ trụ sở doanh nghiệp và những điểm cần lưu ý