VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SỐ VII

CHỮ TÍN CAO HƠN TẤT CẢ

Hotline tư vấn: 096 622 7979

165 Đường Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian làm việc

Từ 8h:00 - 17h:30 hàng ngày

Thứ 7: Từ 8h:00 - 11h:30

Các đối tượng có thể được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

26/09/2020 10:05 SA

Đối tượng bảo hộ của các kiểu dáng công nghiệp không phải là sản phẩm hay bộ phận sản phẩm mà là kiểu dáng được gắn với hay được thể hiện qua sản phẩm hay bộ phận sản phẩm đó.

1. Kiểu dáng công nghiệp được thể hiện qua sản phẩm hay bộ phận sản phẩm

 

Bảo hộ kiểu dáng không có nghĩa là giành cho chủ sở hữu kiểu dáng các độc quyền trong việc khai thác thương mại sản phẩm hay bộ phận sản phẩm đó mà bảo hộ kiểu dáng chỉ giành cho chủ sở hữu kiểu dáng quyền khai thác thương mại sản phẩm hay bộ phận sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Do vậy, việc bảo hộ kiểu dáng không ngăn cản các nhà sản xuất khác trong việc chế tạo hay buôn bán sản phẩm hay bộ phận sản phẩm có chức năng tiện ích tương tự nếu các sản phẩm đó không thể hiện hay tái tạo kiểu dáng được bảo hộ.

Khái niện hay ý tưởng hình thành nên kiểu dáng là cái gì đó có thể được thể hiện trong sản phẩm hai chiều hay ba chiều. Chẳng hạn như, định nghĩa về “kiểu dáng” được sử dụng trong Luật về các kiểu dáng được đăng ký của Anh (năm 1949) nói tới “các đặc điểm của hình dáng, kiểu hay đường nét trang trí”. Nhìn chung, trong định nghĩa này thì các từ “hình khối” (shape) và “hình dáng” (configuration) là đồng nghĩa, cùng biểu thị hình thức mà theo đó một sản phẩm được chế tạo (hay nói cách khác chúng cùng ám chỉ cái gì đó ba chiều).

Tương tự, người ta cũng coi các từ “kiểu” (pattern) và “đường nét trang trí” (ornament) là đồng nghĩa, cùng nói tới cái gì đó được chạm, khắc hay đặt lên một sản phẩm với mục đích trang trí (hay nói cách khác chúng cùng ám chỉ cái gì đó hai chiều).

Trong Luật bản quyền, kiểu dáng và sáng chế năm 1988 của Anh định nghĩa kiểu dáng như là “bất kỳ khía cạnh nào của hình khối hay hình dáng (bên trong hay bên ngoài) của toàn thể hay của một bộ phận sản phẩm”.

Cách tiếp cận tương tự nhận mạnh tới việc gộp cả các kiểu dáng hai chiều lẫn kiểu dáng ba chiều cũng được thể hiện trong các luật của các nước khác. Chẳng hạn như theo Luật kiểu dáng của Nhật Bản (Luật số 125 ngày 13/4/1959 có sửa đổi) thì “kiểu dáng” là “hình dáng, kiểu hay màu hay sự kết hợp của những yếu tố này trong một sản phẩm”, còn các luật của Pháp, Italia nói tới các hình hay bức vẽ (kiểu dáng hai chiều) và các mô hình (mô hình ba chiều).

2. Kiểu dáng được gắn với hay thể hiện trong sản phẩm 

Trong khi đối tượng bảo hộ kiểu dáng về thực chất là một khái niệm trừu tượng thì một trong số những mục tiêu chính của việc bảo hộ kiểu dáng là kích thích sự phát triển của yếu tố kiểu dáng trong sản xuất. Do vậy, một trong những điều kiện để kiểu dáng được bảo hộ là nó phải có khả năng áp dụng công nghiệp hay các sản phẩm có kiểu dáng đó phải được làm ra với số lượng lớn.

Điều kiện để được bảo hộ kiểu dáng phải được áp dụng trong các sản phẩm. Điều này tạo ra sự khác biệt trong mục đích bảo hộ kiểu dáng và bảo hộ bản quyền (bảo hộ bản quyền chỉ thuần túy quan tâm tới các sáng tác mang tính thẩm mỹ).

a. Loại trừ các kiểu dáng mang nặng tính chức năng

Theo Điều 25.1 của Hiệp định TRIPS, các nước thành viên WTO có thể quy định rằng việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp không được áp dụng đối với các kiểu dáng mang nặng tính kỹ thuật hay chức năng.

Bản thân nhiều sản phẩm chứa đựng các kiểu dáng lại không mang tính mới và được sản xuất ra bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau. Chẳng hạn như dây thắt lưng, giầy dép được hàng loạt các nhà sản xuất khác nhau làm ra và mọi sản phẩm trong mỗi nhóm đều có những chức năng giống nhau. Nếu một kiểu dáng của một sản phẩm như vậy lại mang nặng tính chức năng thì việc bảo hộ cho kiểu dáng đó sẽ gạt bỏ tất cả các nhà sản xuất khác ra khỏi việc sản xuất ra những sản phẩm có chức năng tương tự. Do vậy, việc gạt bỏ các nhà sản xuất khác ra ngoài như vậy là không được phép, trừ phi kiểu dáng chứng tỏ được tính mới, tính sáng tạo của mình được xác định theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của bảo hộ patent.

 b. Tính mới hay tính nguyên bản

 

Điều kiện của mọi luật kiểu dáng công nghiệp là chỉ bảo hộ thông qua thủ tục đăng ký cho những kiểu dáng nào có tính mới hay có tính nguyên bản. Tính mới của kiểu dáng là lý do cơ bản để giành sự bảo hộ cho người sáng tạo ra nó thông qua việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Trong khi mọi bộ luật đề yêu cầu tính mới thì bản chất của tính mới với tư cách là điều kiện để được bảo hộ lại khác nhau trong các bộ luật của các nước khác nhau.

  • Có nước yêu cầu tính mới tuyệt đối, toàn cầu. Điều này có nghĩa là kiểu dáng phải là mới so với tất cả các kiểu dáng được thiết kế ra từ trước tại bất kỳ nơi nào trên thế giới
  • Có nước lại đòi hỏi tính mới phải đạt một tiêu chuẩn cụ thể – tiêu chuẩn đó có thể:

+ Liên quan đến thời gian, tức là tính mới được phán xét dựa vào các kiểu dáng đã được công bố trong một khoảng thời gian nhất định trước đó;

+ hoặc có thể liên quan tới lãnh thổ, tức là tính mới được phán xét dựa vào các kiểu dáng được công bố trong nội bộ một khu vực nhất định;

+ hoặc liên quan đến phương tiện biểu đạt, tức là tính mới được đánh giá dựa vào việc kiểu dáng được bộc lộ dưới dạng viết hay dạng hiện vật tại bất cứ nơi nào trên thế giới hay dựa vào việc bộc lộ bằng lời nói trong nội bộ một khu vực nhất định.

 

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979

Email: info@vanphongluatsuso7.vn

Website: vanphongluatsuso7.com

Hỗ trợ trực tuyến 24/7.

Bình luận Facebook
2020
30/09

Những trường hợp sửa đổi, bổ sung văn bằng bảo hộ

Những điều khách hàng cần lưu ý khi sửa đổi, bổ sung trong văn bằng bảo hộ
2020
30/09

Giới thiệu về nhãn hiệu

Nhãn hiệu là phương thức giúp khách hàng nhận diện được sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường
2020
30/09

Gia hạn, sửa đổi đối với văn bằng bảo hộ

Văn bằng bảo hộ không có thời hạn vĩnh viễn, do đó, doanh nghiệp cần gia hạn nếu muốn sản phẩm tiếp tục được bảo hộ
2020
30/09

Giới thiệu về mã số, mã vạch

Mã số, mã vạch chứa đựng những thông tin quan trọng và là một phần được thể hiện trên sản phẩm, dịch vụ
2020
28/09

Dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu do Văn phòng luật sư số 7 cung cấp

Văn phòng luật sư số 7 cung cấp các dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ cho quý khách hàng
2020
30/09

Quyền đăng ký bảo hộ sáng chế

Pháp luật quy định những cá nhân, tổ chức có quyền được đăng ký bảo hộ sáng chế