VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SỐ VII

CHỮ TÍN CAO HƠN TẤT CẢ

Hotline tư vấn: 096 622 7979

165 Đường Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian làm việc

Từ 8h:00 - 17h:30 hàng ngày

Thứ 7: Từ 8h:00 - 11h:30

Hồ sơ cần và đủ khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp

30/09/2020 10:46 SA

Kiểu dáng sản phẩm công nghiệp được công nhận khi được cấp bằng bảo hộ. Bằng được chứng nhận bởi Cục Sở hữu trí tuệ. Vì thế để nhận được quyền sở hữu các cơ quan, cá nhân cần đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Và điều quan trọng đầu tiên khi bạn đăng ký kiểu dáng công nghệ là chuẩn bị hồ sơ. Trong đó tiêu biểu bao gồm các thủ tục chính như sau:

a. Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp không có quá nhiều giấy tờ kèm theo. Tuy nhiên dù chuẩn bị bất kỳ loại giấy nào cũng không thể thiếu tờ khai đăng ký. Cá nhân tổ chức cần chuẩn bị 2 tờ khai được làm đúng chuẩn mẫu do cục SHTT ban hành. Nếu kiểu dáng sản phẩm sở hữu chung của nhiều người thì tờ khai phải có dấu “X”. Dấu này được đóng vào nội dung yêu cầu cấp bằng bảo hộ.

b. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp

Bên cạnh đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì trong hồ sơ còn có bản mô tả kiểu dáng sản phẩm. Bản mô tả các cá nhân, tổ chức chỉ cần chuẩn bị đúng 1 bản là được. Trong đó các nội dung trình bày phải rõ ràng đầy đủ, phù hợp bộ ảnh chụp hoặc vẽ. Bản mô tả cần có:

  • Tên sản phẩm/ bộ sản phẩm
  • Chỉ số phần loại kiểu dáng công nghiệp chuẩn Quốc tế.
  • Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm
  • Các kiểu dáng công nghiệp tương tự
  • Liệt kê các bức ảnh chụp hoặc các bản vẽ
  • Bản chất của kiểu dáng sản phẩm

c. Bộ ảnh chụp/bản vẽ

Đây là một trong những giấy tờ quan trọng trong thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Bộ ảnh/bản vẽ tổ chức, cá nhân chỉ cần khoảng 4 bộ là đủ. Trong đó mỗi bộ ảnh phải đảm bảo các yêu cầu:

 

Chuẩn bị bản vẽ kiểu dáng công nghệ trong hồ sơ

  • Thể hiện đúng bản chất của kiểu dáng công nghiệp đúng mô tả. Điều này giúp quá trình xác định phạm vi bảo hộ dễ dàng hơn. design
  • Hình ảnh chụp/vẽ phải đảm bảo sự sắc nét, rõ ràng. Hình ảnh không được lẫn lộn với các sản phẩm khác.
  • Tất cả các hình ảnh phải theo đúng tỉ lệ
  • Kích thước mỗi bản vẽ hoặc ảnh chụp không < 90 x 120mm và không >120 x 297mm.

c. Các giấy tờ khác

Ngoài các thủ tục đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp trên còn có các giấy tờ liên quan khác. Tất nhiên những giấy tờ này cũng không kém phần quan trọng. Tiêu biểu chẳng hạn như:  

  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Tài liệu này cần khi người nộp đơn hưởng quyền đăng ký của người khác.
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên. Nếu có yêu cầu chuyển quyền ưu tiên.
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Giấy này cần có khi người nộp đơn đại diện cho chính chủ sở hữu.
  • Chứng từ lệ phí, nộp phí.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979

Email: info@vanphongluatsuso7.vn

Website: vanphongluatsuso7.com

Hỗ trợ trực tuyến 24/7.

 

 

Bình luận Facebook
2020
28/09

Tư vấn xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ

Văn phòng luật sư số 7 cung cấp dịch vụ xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ như sau:
2020
30/09

Chuyển nhượng trong sở hữu trí tuệ

Việc chuyển nhượng được coi là một giao dịch dân sự được thực hiện giữa hai hay nhiều đối tượng chủ thể đối với chủ sở hữu quyền được bảo hộ.
2020
28/09

Quy trình thực hiện của luật sư tham gia tố tụng trong vụ việc tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ

Quy trình thực hiện của luật sư tham gia tố tụng trong vụ việc tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ
2020
30/09

Giới thiệu về quyền tác giả

Tác giả có những quyền hạn đối với tác phẩm của mình, được pháp luật tôn trọng, bảo vệ
2020
30/09

Giới thiệu về mã số, mã vạch

Mã số, mã vạch chứa đựng những thông tin quan trọng và là một phần được thể hiện trên sản phẩm, dịch vụ
2020
30/09

Điều kiện được công nhận là sáng chế

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.