VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SỐ VII

CHỮ TÍN CAO HƠN TẤT CẢ

Hotline tư vấn: 096 622 7979

165 Đường Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian làm việc

Từ 8h:00 - 17h:30 hàng ngày

Thứ 7: Từ 8h:00 - 11h:30

Thủ tục đơn phương ly hôn

28/09/2020 08:47 SA

Là một thủ tục tố tụng phức tạp, những người sẽ và đang ly hôn – ly thân cần phải biết những quy định liên quan đến tố tụng dân sự để giải quyết vụ việc ly hôn một cách nhanh chóng và có lợi nhất. Dưới đây VPLS số 7 xin hướng dẫn các bước để thực hiện thủ cụ ly hôn đơn phương nhanh:

Bước 1: Soạn thảo hộ sơ đơn phương ly hôn hợp lệ:

Hồ sơ đơn phương ly hôn về cơ bản không khác nhiều so với hồ sơ ly hôn thuận tình bởi lẽ cũng là vấn đề tố tụng dân sự đơn thuần. Chỉ khác nhau về những yêu cầu giải quyết mà thôi. Để soạn thảo một bộ hồ sơ ly hôn hợp lệ thì quý vị cần chuẩn bị những văn bản và tài liệu cụ thể:

  • Đơn xin ly hôn đơn phương theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp bạn không thể tự soạn đơn ly hôn đơn phương thì có thể lựa chọn phương án đến tòa án nhân dân cấp Huyện, Quận nơi bị đơn cư trú để mua mẫu đơn ly hôn với chi phí từ 10.000đ đến 50.000đ. Nhiều tòa án sẽ yêu cầu  nguyên đơn phải mua đơn ly hôn tại tòa thì mới giải quyết – mặc dù quy định này là không đúng. Tuy nhiên để đỡ mất thời gian giải quyết ly hôn, mất thời gian soạn thảo đơn ly hôn đúng quy định pháp luật thì nên lựa chọn phương án mua đơn ly hôn tại tòa hoặc sử dụng dịch vụ luật ly hôn để được sự hỗ trợ tốt nhất.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn: Là văn bản rất cần thiết để xác định vai trò, mối quan hệ trong ly hôn giữa hai bên đương sự. Để tòa án có căn cứ giải quyết thì rất cần thiết phải có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, theo kinh nghiệm giải quyết vụ việc ly hôn thì nên sao y một bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và cầm bản gốc để đối chiếu. Trong trường hợp Chồng hoặc vợ giấu đăng ký kết hôn thì cần thực hiện trích lục đăng ký kết hôn để tòa án tiếp nhận hồ sơ:
  • Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của vợ và chồng: Văn bản này rất cần thiết để xác định danh tính cũng như tư cách nộp hồ sơ đơn phương ly hôn của đương sự. Đây cũng là văn bản bắt buộc trong hồ sơ ly hôn đơn phương để tòa thụ lý giải quyết.
  • Giấy khai sinh của các con (nếu có): Đơn phương ly hôn thường gặp nhiều về vấn đề tranh chấp con cái khi cả hai không đồng thuận việc giải quyết quyền nuôi con và cấp dưỡng cho con. Hồ sơ ly hôn đơn phương phải bao gồm giấy khai sinh của con nhằm mục đích chứng minh quan hệ con cái và độ tuổi để xác định quyền đưa ra nguyện vọng sống chung với bộ mẹ – Tòa cũng dựa vào đó lấy cơ sở giải quyết quyền nuôi con.
  • Sổ hộ khẩu: Giấy tờ chứng minh thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân. Sổ hộ khẩu quan trọng trong bộ hồ sơ ly hôn đơn phương bởi lẽ việc giải quyết phải thuộc thẩm quyền nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc. Ví dụ Vợ ở Gia Lâm, Chồng ở Long Biên, trường hợp Vợ muốn ly hôn đơn phương với Chồng thì phải nộp tại tòa án nhân dân Quận Long Biên.
  • Giấy tờ về tài sản chung (nếu có): Khi tình cảm không còn thì tài sản sẽ là vấn đề để hai vợ chồng tranh cãi (song song với vấn đề về con cái). Giấy tờ nhà đất, đăng ký xe, sở hữu căn hộ chung cư … là căn cứ để tòa phân xử quyền sở hữu khi ly hôn đơn phương.

Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương tại tòa án đúng thẩm quyền. Như đã đề cập thì việc giải quyết vấn đề ly hôn đơn phương phức tạp hơn so với ly hôn thuận tình khi phải xác định đúng thẩm quyền của tòa án. Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

Như vậy, trong trường hợp ly hôn đơn phương thì nguyên đơn phải tìm đến nơi mà bên kia đang sinh sống hoặc làm việc để nộp đơn ly hôn. Có rất nhiều trường hợp vợ chồng xa mặt cách lòng, người bắc kẻ nam thì đúng là rất khó trên thực tế xử lý vụ việc.

Bước 3: Nhận kết quả xử lý đơn: Trường hợp đơn ly hôn đơn phương hợp lệ thì tòa án trong thời gian từ 5 – 10 ngày làm việc sẽ ra thông báo nộp tạm ứng án phí. Trong trường hồ sơ ly hôn đơn phương còn phải sửa chữa hoặc sai sót thì tòa án sẽ yêu cầu bổ sung đơn để hoàn tất thủ tục.

Bước 4: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án.

Án phí giải quyết ly hôn đơn phương phụ thuộc vào tranh chấp tài sản:

  • Án phí ly hôn cơ bản là: 300.000đ nếu không có tranh chấp về tài sản;
  • Nếu có tranh chấp về tài sản thì án phí sẽ dựa theo tỷ lệ % của số tài sản đương sự yêu cầu Tòa án phân chia.

Bước 5: Tòa án sẽ triệu tập các đương sự để lấy lời khai, hòa giải tại tòa và tiến hành thủ tục ly hôn thuận tình theo quy định pháp luật tố tụng dân sự;

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979

Email: vanphongluatsuso7hn@gmail.com

Website: vanphongluatsuso7.com

Hỗ trợ trực tuyến 24/7.

Bình luận Facebook
2020
28/09

Kết hôn với người ngước ngoài

Quy định về hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Những điều cần lưu ý.
2020
30/09

Xác định tài sản chung vợ chồng

Tài sản chung vợ chồng được hiểu là những loại tài sản theo quy định của pháp luật được hình thành trong thời kỳ hôn nhân.
2020
28/09

Hồ sơ yêu cầu đơn phương ly hôn

Ngoài đơn yêu cầu đơn phương ly hôn, đương sự cần cung cấp thêm những loại tài liệu nào?
2020
28/09

Thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn

Người có thẩm quyền yêu cầu thay đổi người nuôi con, các trường hợp được phép thay đổi.
2020
26/09

Án phí trong ly hôn

Án phí trong ly hôn là bao nhiêu? Đây là câu hỏi mà nhiều cặp vợ chồng đều muốn biết. Án phí chính là phần bắt buộc để một vụ ly hôn đưa vào thụ lý giải quyết. Án phí sẽ phụ thuộc nhiều vào tranh chấp và sự đồng thuận giữa các bên, rõ ràng hơn thì tranh chấp càng ít, án phí càng ít.
2020
28/09

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

Vấn đề về quyền lợi của con sau khi ly hôn luôn là vấn đề quan trọng, làm sao để cuộc ly hôn diễn ra êm đẹp mà không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích, mối quan hệ của con với bố, với mẹ – hơn nữa là khi vợ chồng đang phát sinh tranh chấp về con cái.