Ly thân là việc vợ chồng không cùng chung sống với nhau nữa hoặc còn chung sống nhưng không phát sinh quan hệ vợ chồng. Xem xét dưới nhiều góc độ thì ly hôn và ly thân có nhiều điểm tương đồng, được thể hiện qua những việc như vợ chồng không còn chung sống với nhau, không còn các hoạt động chung về kinh tế, đời sống tinh thần giữa hai người.
Khi vợ chồng sống ly thân có thể lựa chọn việc tiếp tục chung sống hoặc không. Trường hợp chung sống thì giữa hai người cũng không phát sinh các hoạt động chung, giao tiếp hay việc quan hệ vợ chồng.
Trong các trường hợp vợ chồng sống ly thân, biện pháp này thường mang lại tác động tích cực nhưng cũng có thể khiến mối quan hệ hôn nhân trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể:
- Việc ly thân nhằm hạn chế mâu thuẫn, căng thẳng, xung đột chưa thể giải quyết và tạo cho vợ chồng một khoảng thời gian để suy nghĩ lại, bình tĩnh hơn trong việc tìm cách giải quyết các xung đột. Biện pháp này hạn chế những suy nghĩ nóng vội có thể dẫn tới những quyết định sai lầm, gây hối hận về sau.
- Việc ly thân đôi khi lại khiến cho tâm lý của vợ chồng trở nên tiêu cực hơn do một trong các bên không muốn tiếp tục quan hệ hôn nhân. Theo đó, điều này có thể tạo ra những mâu thuẫn, xung đột mà không thể hàn gắn, thêm vào đó, là những mong muốn áp đặt khiến cho bên kia phải cảm thấy ăn năn, hối lỗi, không muốn giải thoát cho đối phương. Do đó, việc ly thân trong trường hợp này trở thành lý do khiến vợ chồng tiến tới quyết định ly hôn.
Bên cạnh đó, dù đang sống ly thân nhưng các nghĩa vụ liên quan đến tài sản chung, các vấn đề về con cái vẫn thuộc trách nhiệm của cả hai vợ chồng. Trong trường hợp có phát sinh nghĩa vụ chung thì vợ chồng phải có trách nhiệm thực hiện tuân theo các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Trong thời gian ly thân, vợ chồng cũng có thể yêu cầu về việc chia tài sản chung và xác định người nuôi con trong thời kỳ hôn nhân. Việc thực hiện kể trên có thể được vợ chồng tự thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Hiện nay, ly thân không được quy định trong các quy phạm pháp luật hiện hành. Vì vậy, việc ly thân được tiến hành một cách tự nguyện, không thông qua bất kỳ một thủ tục nào khác. Khi cảm thấy không cần thiết hoặc mâu thuẫn được hóa giải thì vợ chồng vẫn có thể quay lại sống chung như cũ.
Như vậy, việc ly thân hiện nay không phải là một trong những căn cứ để yêu cầu việc ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền. Theo pháp luật hiện hành, không có một mức độ ước lượng về thời hạn cho việc ly thân để đủ điều kiện cho việc ly hôn. Dù vậy, việc ly thân cũng có thể được xem xét như một cơ sở cho việc mâu thuẫn đã kéo dài, không thể hàn gắn, mục đích hôn nhân không thể đạt được giữa hai vợ chồng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về việc ly thân trong thời kỳ hôn nhân. Trong trường hợp còn vướng mắc hay có nhu cầu tư vấn các vấn đề về hôn nhân và gia đình - Quý khách hàng có yêu cầu vui lòng liên hệ Văn phòng luật sư số 7 để được tư vấn tận tình và nhanh chóng.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979
Email: info@vanphongluatsuso7.vn
Website: vanphongluatsuso7.com
Hỗ trợ trực tuyến 24/7.