VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SỐ VII

CHỮ TÍN CAO HƠN TẤT CẢ

Hotline tư vấn: 096 622 7979

165 Đường Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian làm việc

Từ 8h:00 - 17h:30 hàng ngày

Thứ 7: Từ 8h:00 - 11h:30

Hậu quả pháp lý từ việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

28/09/2020 08:59 SA

Việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp là việc tổ chức lại doanh nghiệp nhằm mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động cũng như tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Dù vì mục đích cuối cùng là giống nhau nhưng về bản chất, đây là hai vấn đề hoàn toàn khác biệt. Trong đó:

<a href="https://www.freepik.com/photos/business">Business photo created by rawpixel.com - www.freepik.com</a>

Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hay nhiều công ty nhất trí để thành lập một công ty mới, gọi là công ty hợp nhất. Sau khi hợp nhất thì những công ty cũ trước đó sẽ chấm dứt sự tồn tại, theo đó, chủ thể duy nhất còn lại doanh nghiệp sau khi được hợp nhất.

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng các hình thức như chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt luôn sự tồn tại của các công ty bị sáp nhập.

Đối với hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp thì mọi quyền, lợi ích và những trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động, nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất, sáp nhập sẽ được kế thừa bởi công ty hợp nhật hoặc công ty nhận sáp nhập.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý về thị phần của công ty sau khi tiến hành hợp nhất, sáp nhập là không được vượt quá 50% thị phần trên thị trường. Điều này liên quan tới các quy định của pháp luật về cạnh tranh, theo đó, trừ một số trường hợp được phép thì mọi trường hợp tiến hành hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp có thị phần trên 50% trên thị trường đều bị cấm thực hiện. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp tham gia hợp nhất, sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, sáp nhập, trừ trưởng hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.

Như vậy, có thể nói việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp sẽ tạo một doanh nghiệp có tiềm lực lớn hơn, khả năng cạnh tranh cao hơn và có cơ hội phát triển hơn trên thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sau khi hợp nhất, sáp nhập vẫn bảo đảm việc kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm của các công ty tham gia hợp nhất, sáp nhập trước đó.

Trên đây là những thông tin cơ bản về kết quả từ việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp. Trong trường hợp còn vướng mắc hay có nhu cầu tư vấn về việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp hay các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp khác - Quý khách hàng có yêu cầu vui lòng liên hệ Văn phòng luật sư số 7 để được tư vấn tận tình và nhanh chóng.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979

Email: info@vanphongluatsuso7.vn

Website: vanphongluatsuso7.com

Hỗ trợ trực tuyến 24/7.

Bình luận Facebook
2020
30/09

Thành lập chi nhánh

Thực hiện thông qua Phòng đăng ký kinh doanh tại nơi doanh nghiệp muốn đặt chi nhánh.
2020
28/09

Những lưu ý khi thay đổi đăng ký kinh doanh

Năm 2020, khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận 4 nội dung
2020
30/09

Điều kiện thành lập doanh nghiệp

Cá nhân, tổ chức cần đáp ứng những điều kiện pháp định để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
2020
30/09

Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh

Các bước thực hiện khi doanh nghiệp muốn mở rộng hoặc thu hẹp lĩnh vực kinh doanh của mình
2020
30/09

Các loại hình doanh nghiệp theo quy định pháp luật

Hiểu rõ các loại hình doanh nghiệp giúp khách hàng lựa chọn tốt nhất khi thành lập doanh nghiệp
2020
30/09

Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp

Trình tự tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp và kết quả dịch vụ gửi tới Quý khách hàng