Mọi công ty, doanh nghiệp khi xây dựng và phát triển luôn mong muốn khách hàng nhớ tới mình, do đó, việc tạo dựng nét riêng biệt để phân biệt với các đối thủ cạnh tranh khác là điều tất yếu. Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, trước đó, việc đặt tên cũng như thiết kế lo-go, biểu tượng của doanh nghiệp là một trong những công việc chiếm nhiều thời gian và tâm sức nhất.
Như vậy, lo-go, biểu tượng hay thương hiệu của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin và giúp khách hàng nhận diện được thương hiệu của doanh nghiệp. Còn theo như quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, những khái niệm trên được hiểu chung là nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Theo quy định, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu với những tổ chức, cá nhân khác không thuộc tổ chức hoặc không phải. Khi mới thành lập doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nên tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để tránh rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động.
Một nhãn hiệu được bảo hộ phải đáp ứng được các điều kiện chung và không có dấu hiệu không được bảo hộ. Cụ thể như sau:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Các dấu hiệu không được bảo hộ đối với nhãn hiệu như sau:
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.
- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
Một nhãn hiệu thành công phải là một nhãn hiệu có khả năng phân biệt giúp khách dễ dàng nhận biết và có tiềm năng trở thành một nhãn hiệu nổi tiếng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về nhãn hiệu theo quy định luật sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp còn vướng mắc hay có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu doanh nghiệp - Quý khách hàng có yêu cầu vui lòng liên hệ Văn phòng luật sư số 7 để được tư vấn tận tình và nhanh chóng.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979
Email: info@vanphongluatsuso7.vn
Website: vanphongluatsuso7.com
Hỗ trợ trực tuyến 24/7.