Thương nhân nước ngoài có mong muốn đầu tư, hoạt động lâu dài tại Việt Nam thường phải có ít nhất một đại diện thương tại Việt Nam. Với quy định của pháp luật hiện hành, cho phép các thương nhân có nhiều sự lựa chọn trong việc thành lập hiện diện thương mại theo một trong những hình thức hoạt động phù hợp với mỗi thương nhân. Theo đó, hiện nay, có 4 hình thức hoạt động được sử dụng phổ biến, bao gồm:
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC – Business Cooperation Contract).
- Chi nhánh.
- Văn phòng đại diện.
Đối với mỗi loại hình đều có những điểm mạnh, yếu trong quá trình vận hành, hoạt động đối với mỗi thương nhân khác nhau, do đó, trong phần trình bày này sẽ phân tích lý do vì sao văn phòng đại diện là một trong những hình thức đại diện nên được lựa chọn.
Thứ nhất, về ưu điểm.
1. Giúp thương nhân thăm dò thị trường
Các thương nhân nước ngoài thường gặp khó khăn khi tiến hành mở rộng đầu tư ra nước ngoài khi mức độ thông thạo về pháp luật, xu hướng thị trường. Do đó, thành lập văn phòng đại diện là giải pháp tốt giúp thương nhân có thời gian để tìm hiểu, làm quen, nghiên cứu các thức vận hành của thị trường đầu tư. Đồng thời, thương nhân cũng có thể tận dụng cơ hội để quảng bá thương hiệu của mình tới thị trường mới.
2. Thời gian, thủ tục thành lập đơn giản, nhanh chóng
So với các loại hình đại diện còn lại, việc thành lập văn phòng đại diện được cho là ít phức tạp hơn, đồng thời, các điều kiện đối với việc thành lập cũng không quá khó khăn để đạt được. Vì vậy, việc thành lập văn phòng đại diện của thương nhân có thể thực hiện một cách thuận lợi, nhanh chóng.
Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp đã có đủ điều kiện được thành lập văn phòng đại diện thì thời gian để được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện là 07 ngày làm việc. Đối với các trường hợp không cấp phép sẽ có văn bản nêu rõ lý do. Như vậy, quy trình từ khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng đại diện cho tới khi nhận được Giấy phép thành lập doanh nghiệp, theo luật định, được ước tính từ 10 đến 15 ngày làm việc.
3. Tiết kiện chi phí vận hành
Do đặc thù của văn phòng đại diện không được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh trực tiếp hay ký kết các hợp đồng kinh tế, do đó, không phát sinh chi phí nên không bị áp thuế.
Các chí phí cần thiết cho việc vận hành văn phòng đại diện đều do công ty chủ quản trực tiếp điều phối liên quan các chi phí vận hành, tiền lương, phí và lệ phí liên quan theo quy định của pháp luật.
Dựa trên mục đích của việc thành lập văn phòng đại diện để tìm cơ hội nắm bắt thị trường thì những chi phí phải bỏ ra kể trên là khá hợp lý khi so sánh với mức phí khi thành lập các loại hình hiện diện khác. Có thể nói, lựa chọn văn phòng đại diện là một lựa chọn tối ưu khi các thương nhân chưa nắm bắt được thị trường mới có ý định đầu tư.
4. Tiền đề cho việc phát triển các hình thức đầu tư kế tiếp
Với chức năng của mình, văn phòng đại diện có thể đối đa hóa sự hiện diện của thương nhân nước ngoài tại thị trường mới thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại. Mặc khác, dù không được trực tiếp ký kết các hợp đồng thương mại thì vẫn có thể là cầu nối cho các hợp đồng quốc tế giữa thương nhân nước ngoài với các tổ chức, cá nhân trong nước. Theo đó, văn phòng đại diện sẽ là một bước đệm vững chắc khi các thương nhân nước ngoài có quyết tới việc thành lập thêm các loại hình hiện diện khác như doanh nghiệp có vốn nước ngoài hoặc chi nhánh để chính thức hoạt động tại Việt Nam.
Thứ hai, về hạn chế.
1. Không được kinh doanh trực tiếp hay ký kết hợp đồng kinh tế
Đối với các văn phòng đại diện, việc trưng bày sản phẩm của thương nhân là được phép vì mục đích quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, khách hàng lại không thể mua trực tiếp những sản phẩm này mà phải thông qua các hình thức đại diện khác của thương nhân hoặc giao dịch trực tiếp với thương nhân.
Bên cạnh đó, việc không được ký kết hợp đồng kinh tế mà buộc phải thông qua đơn vị chủ quản, thương nhân, là khá bất tiện. Dù người đứng đầu văn phòng đại diện được quyền ký kết thay theo ủy quyền, nhưng tuy nhiên, việc ủy quyền chỉ có hiệu lực với duy nhất lần ký kết đó, và những lần ký kết, sửa đổi sau đều phải tiến hành lập giấy ủy quyền mới để thực hiện.
2. Không được phát hành hóa đơn
Do đặc thù hoạt động không được kinh doanh, ký kết bán hàng, sản phẩm nên không phát sinh lợi nhuận, do đó, đối với văn phòng đại diện không được phát hành hóa đơn.
Ngoài ra, vì không được thực hiện các hoạt động kinh doanh thông thường, nên các văn phòng đại diện thường không có nguồn thu, lợi nhuận. Mọi chi phí hoạt động đều do công ty chủ quản cung cấp. Do đó, việc thành lập văn phòng đại diện giống như một khoản đầu tư ban đầu không hoàn lại của thương nhân nước ngoài nhằm mở đường cho các hoạt động đầu tư kế tiếp.
Như vậy, có thể nói rằng, mô hình văn phòng đại diện đối với các thương nhân nước ngoài có mong muốn đầu tư, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam là một hình thức hiện diện thương mại hiệu quả cho nhiều doanh nghiệp nếu biết cách tận dụng. Dù còn những hạn chế nhưng đây là điều cần thiết để bảo đảm cho việc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của văn phòng đại diện. Với vai trò của mình, thương nhân hoàn toàn có cơ hội được mở rộng đầu tư và đạt được hiệu quả đầu tư nếu tổ chức tốt hoạt động của văn phòng đại diện.
Trên đây là những thông tin cơ bản về văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài. Trong trường hợp còn vướng mắc hay có nhu cầu đăng ký thành lập văn phòng đại diện - Quý khách hàng có yêu cầu vui lòng liên hệ Văn phòng luật sư số 7 để được tư vấn tận tình và nhanh chóng.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979
Email: info@vanphongluatsuso7.vn
Website: vanphongluatsuso7.com
Hỗ trợ trực tuyến 24/7.