VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SỐ VII

CHỮ TÍN CAO HƠN TẤT CẢ

Hotline tư vấn: 096 622 7979

165 Đường Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian làm việc

Từ 8h:00 - 17h:30 hàng ngày

Thứ 7: Từ 8h:00 - 11h:30

Công chức, viên chức có được phép thành lập doanh nghiệp, kinh doanh?

01/10/2020 11:48 SA

Theo quy định của pháp luật, công chức, viên chức đều là công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm làm việc trong các cơ quan, đơn vị. Cụ thể:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch với chức vụ, chức danh tương ứng trong các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội các cấp và trong một số cơ quan, đơn vị quân đội, công an, trong biên chế và được trả lương từ ngân sách nhà nước.

Viên chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng làm việc tại các vị trí trong đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, được trả lương từ quỹ lương của đơn vị theo quy định của pháp luật.

Do đó, công chức, viên chức là những lực lượng lao động quan trọng, góp phần trong việc vận hành bộ máy nhà nước hoạt động. Vì vậy, việc công chức, viên chức có thể đồng thời tham gia vào các hoạt động quản lý kinh doanh, trước tiên là việc thành lập doanh nghiệp cần xem tới các điều kiện thành lập doanh nghiệp, trong đó, chú ý tới các trường hợp người không được phép thành lập doanh nghiệp. Nếu không thỏa mãn một trong các điều kiện trên thì công chức, viên chức sẽ không được phép thành lập doanh nghiệp.

Theo quy định của luật doanh nghiệp thì những cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.

Như vậy, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật không được phép đăng ký thành lập doanh nghiệp do bản thân làm chủ sở hữu. Tuy nhiên, công chức, viên chức vấn có thể tham gia góp vốn nhưng không tham gia quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trong trường hợp còn vướng mắc chưa được giải đáp - Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ Văn phòng luật sư số 7 để được tư vấn tận tình và nhanh chóng.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979

Email: info@vanphongluatsuso7.vn

Website: vanphongluatsuso7.com

Hỗ trợ trực tuyến 24/7.

Bình luận Facebook
2020
01/10

Văn phòng luật sư số 7 cung cấp các dịch vụ liên quan đến tư vấn nhượng quyền thương mại ra sao?

Văn phòng luật sư số 7 cung cấp các dịch vụ liên quan đến tư vấn nhượng quyền thương mại ra sao
2020
28/09

Hồ sơ đăng ký đăng ký thủ tục Quyền tác giả gồm có những giấy tờ nào?

Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia Luật hàng đầu VPLS số 7 sẽ thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục đăng ký bản quyền tác giả nhanh chóng, chính xác nhất. Chúng tôi sẽ thực hiện mọi công đoạn trong quá trình đăng ký quyền tác giả, và trực tiếp làm việc với cơ quan quản lý. Khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin mà chúng tôi yêu cầu và các giấy tờ liên quan trong quá trình thực hiện.
2020
28/09

Vì sao phải thành lập văn phòng đại diện?

Những ưu nhược điểm trong hoạt động của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài.
2020
28/09

Quy trình thủ tục bảo hộ nhãn hiệu như thế nào

Trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, người nộp đơn có thể tiến hành tra cứu trên dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu cần đăng ký.
2020
30/09

Hồ sơ mua bán doanh nghiệp gồm những gì?

Doanh nghiệp sáp nhập sẽ chuyển giao toàn bộ quyền lợi, nghĩa vụ, nợ và chấm dứt hoạt động