VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SỐ VII

CHỮ TÍN CAO HƠN TẤT CẢ

Hotline tư vấn: 096 622 7979

165 Đường Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian làm việc

Từ 8h:00 - 17h:30 hàng ngày

Thứ 7: Từ 8h:00 - 11h:30

Trình tự giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai

26/09/2020 10:07 SA

Như đã biết, việc tranh chấp đất đai diễn ra thường do những tranh chấp liên quan về quyền sử dụng đất, các quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất hoặc về mục đích sử dụng đất. Trong đó, việc tranh chấp có thể diễn ra giữa hai hay nhiều bên hoặc giữa nhiều loại hình chủ thể có quyền, nghĩa vụ liên quan đến đất đai tùy tính chất phức tạp của từng vụ việc.

<a href="https://www.freepik.com/photos/background">Background photo created by mindandi - www.freepik.com</a>

Việc giải quyết tranh chấp đất đai có thể được thực hiện thông qua trình tự tố tụng tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc theo trình tự giải quyết bằng con đường hành chính. Tuy nhiên, việc giải quyết theo các trình tự trên thường phức tạp, kéo dài, do đó, pháp luật về đất đai khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp thông qua việc hòa giải tại cơ sở thông qua hòa giải viên. Mặt khác, nếu việc hòa giải tại cơ sở không thành, thì trước khi lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết vụ việc kể trên thì các bên bắt buộc phải tiếp tục thông qua hòa giải tại Ủy bản nhân dân cấp xã theo quy định.

Như vậy, việc giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai được tiến hành theo các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Thủ tục hòa giải tại cơ sở

Theo quy định pháp luật, các vụ việc tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sử dụng đất hoặc những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm thì thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở. Nhưng trước khi các bên có yêu cầu về việc hòa giải tại cơ sở, thì việc tranh chấp cũng có thể được giải quyết nếu các bên tiến hành tự hòa giải với nhau để giải quyết vụ việc.

Khi một trong các bên yêu cầu hòa giải hoặc dựa trên các căn cứ khác, một hòa giải viên do các bên lựa chọn hoặc do trưởng tổ hòa giải phân công sẽ đứng ra hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp theo quy định pháp luật.

Việc hòa giải tại cơ sở có thể thành hoặc không thành.

Đối với hòa giải thành. Việc sẽ kết thúc hòa giải, các bên có trách nhiệm thực hiện theo thỏa thuận hòa giải thành. Hòa giải viên, tổ trưởng tổ hòa giải có trách nhiệm thực hiện việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện hòa giải thành do mình trực tiếp phụ trách.

Đối với hòa giải không thành. Các bên không đạt được thỏa thuận, khi đó, pháp hướng dẫn các thức giải quyết như sau:

  • Tiếp tục hòa giải nếu các bên có yêu cầu.
  • Kết thúc hòa giải và hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi các bên không thể đạt được thỏa thuận và việc tiếp tục hòa giải cũng không thể đạt được kết quả.

Nếu các bên có yêu cầu thì Hòa giải viên lập văn bản hòa giải không thành.

 

Giai đoạn 2: Hòa giải tại Ủy ban Nhân dân cấp xã

Khi nhận được đơn đề nghị, yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban Nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh và lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần của Hội đồng được lập theo quy định của pháp luật. Các bên tham gia phiên hòa giải bao gồm các bên tranh chấp và chủ thể có quyền, nghĩa vụ liên quan.

Việc hòa giải tại Ủy ban Nhân dân cấp xã có thể thành hoặc không thành. Kết quả của phiên hòa giải phải được lập thành biên bản có đầy đủ chữ ký các bên và dấu đóng của Ủy ban Nhân dân cấp xã và gửi ngay cho các bên liên quan.

Đối với hòa giải không thành có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

  • Việc hòa giải không đạt được thỏa thuận.
  • Các bên có ý kiến thay đổi nội dung biên bản hòa giải thành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành.

Trong trường hợp này, Ủy ban Nhân dân cấp xã hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

 

Giai đoạn 3: Giải quyết tranh chấp đất đai theo hình thức tố tụng hoặc hành chính

Theo quy định của pháp luật về đất đai, các bên tranh chấp được lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp khi thuộc vào một trong các trường hợp được pháp luật quy định như sau:

  • Theo hình thức tố tụng tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Đương sự có hoặc không có Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp đất đai liên quan đến tài sản gắn liền với đất – đều có quyền khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.

  • Theo hình thức hành chính.

Các bên đương sự có thể lựa chọn tiến hành giải quyết tranh chấp tại Ủy ban Nhân dân cấp có thẩm quyền cao hơn hoặc gửi yêu cầy giải quyết tranh chấp đất đai tới Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đối với Ủy ban Nhân dân cấp có thẩm quyền.

  • Thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân cấp huyện đối với tranh chấp: giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.
  • Thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh đối với tranh chấp: có thành phần là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hoặc, vụ tranh chấp do Ủy ban Nhân dân cấp huyện đã giải quyết.
  • Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: vụ tranh chấp do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết.

Khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giao cho cơ quan tham mưu giải quyết. Sau quá trình xác minh, điều tra sẽ tiến hành lập Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai, bao gồm:

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Các biên bản các phiên làm việc, hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp.
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành được ký xác nhận và gửi cho các bên liên quan.

Trong trường hợp đương sự không đồng ý với bất kỳ nội dung giải quyết của cơ quan cấp có thẩm quyền có thẩm tiến hành khởi kiện tại Tòa án theo quy định về tố tụng dân sự hiện hành.

Trên đây là những thông tin cơ bản về trình tự giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai. Trong trường hợp còn vướng mắc hay có nhu cầu tư vấn giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai - Quý khách hàng có yêu cầu vui lòng liên hệ Văn phòng luật sư số 7 để được tư vấn tận tình và nhanh chóng.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979

Email: info@vanphongluatsuso7.vn

Website: vanphongluatsuso7.com

Hỗ trợ trực tuyến 24/7.

Bình luận Facebook
2020
26/09

Điều kiện được cấp phép xây dựng

Việc cấp giấy phép xây dựng có những điều kiện nào mà cá nhân, tổ chức cần biết.
2020
26/09

Tư vấn thủ tách thửa đất

Xin hướng dẫn Quý khách về trình tự thủ tục, thời hạn giải quyết việc chuyển nhượng (thừa kế, tặng cho) một phần quyền sử dụng đất như sau:
2020
26/09

Thủ tục cấp phép xây dựng

Thực hiện xin cấp phép xây dựng từ khâu chuẩn bị hồ sơ, gửi yêu cầu và nhận kết quả.
2020
26/09

Hòa giải trong tranh chấp đất đai

Hòa giải là một thủ tục bắt buộc trong giải quyết tranh chấp, thực hiện đơn giản, hiệu quả.
2020
26/09

Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Diện tích tối thiểu theo quy định là 30m2, chiều dài và rộng từ 3m trở lên. Đất được Nhà Nước giao, đất khai hoang, hoặc đất được sử dụng ổn định lâu dài, đóng thuế đất hàng năm theo quy định của Nhà nước. (có các giấy tờ chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp) mà không có tranh chấp từ trước năm 1993 đến nay.
2020
30/09

Tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phổ biến do giá trị đặc biệt của loại tài sản này