Mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra là điều không ai mong muốn, tuy vậy, đối với đất đai là một loại tài sản đặc biệt có giới hạn, giá trị cao thì những tranh chấp phát sinh thường kéo dài và mang tới nhiều phiền phức. Do vậy, hòa giải là một trong những giải pháp cứu cánh cho các vấn đề giải quyết tranh chấp liên quan tới đất đai được cụ thể hóa trong các quy định pháp luật và được nhà nước khuyến khích, ưu tiên áp dụng đầu tiên.
Việc hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp đất đai thường có thể được tổ chức theo hai cấp là cấp cơ sở và cấp xã.
Thứ nhất, hòa giải tại cơ sở
Việc hòa giải tại cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, theo quy định của pháp luật. Trong đó, các đơn vị cơ sở được phép tiến hành tổ chức các buổi hòa giải bao gồm: thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác. Các đơn vị cơ sở được gọi chung là thông hoặc tổ dân phố.
Việc tổ chức các buổi hòa giải tại cơ sở sẽ do Tổ hòa giải và hòa giải viên trực tiếp hướng dẫn, điều phối và thực hiện. Kết quả của phiên hòa giải thành có thể lập thành văn bản hòa giải thành có giá trị áp dụng với các bên và việc theo dõi, đôn đốc thực hiện cũng sẽ do tổ hòa giải và hòa giải viên trực tiếp phụ trách giải quyết thực hiện.
Trong trường hợp hòa giải không thành, thì vụ việc tranh chấp có thể được tiếp tục tiến hành tại phiên hòa giải do Ủy ban Nhân dân cấp xã thực hiện.
Thư hai, hòa giải tại Ủy ban Nhân dân cấp xã
Theo quy định của pháp luật về đất đai và các văn bản pháp luật có liên quan, việc hòa giải tại Ủy ban Nhân dân cấp xã là một trong những quy trình bắt buộc mà các bên phải thực hiện, tiến hành. Khi có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc như thẩm tra, xác minh nguyên nhân tranh chấp và thu thập các giấy tờ, tài liệu liên quan về nguồn gốc, quá trình sử dụng và hiện trạng của đất; thành lập hồi đồng giải quyết tranh chấp để tiến hành hòa giải.
Kết quả của phiên hòa giải sẽ được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.
Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Các bên có thể thay đổi ý kiến trong biên bản hòa giải thành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản. Việc thay đổi ý kiến có thể dẫn tới hòa giải không thành, trong trường hợp đó, các bên có thể tiếp tục yêu cầu giải quyết tranh chấp tới các cơ quan cao hơn.
Mặt khác, trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp, các bên đều có thể tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Nếu thỏa thuận thành, đó có thể là căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp tại các cơ quan có thẩm quyền.
Để hiểu rõ hơn về thủ tục tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai, mời xem thêm bài viết: Trình tự giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai.
Trên đây là những thông tin cơ bản về hòa giải trong tranh chấp đất đai. Trong trường hợp còn vướng mắc hay có nhu cầu tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp về đất đai - Quý khách hàng có yêu cầu vui lòng liên hệ Văn phòng luật sư số 7 để được tư vấn tận tình và nhanh chóng.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979
Email: info@vanphongluatsuso7.vn
Website: vanphongluatsuso7.com
Hỗ trợ trực tuyến 24/7.