VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SỐ VII

CHỮ TÍN CAO HƠN TẤT CẢ

Hotline tư vấn: 096 622 7979

165 Đường Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian làm việc

Từ 8h:00 - 17h:30 hàng ngày

Thứ 7: Từ 8h:00 - 11h:30

Các loại hình doanh nghiệp theo quy định pháp luật

30/09/2020 10:35 SA

Luật Doanh nghiệp có hiệu lực quy định các loại hình hoạt động doanh nghiệp cho phép cá nhân, tổ chức lựa chọn loại hình hoạt động phù hợp. Theo đó, có 4 loại hình doanh nghiệp theo quy định như sau: công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh. Dưới đây là thông tin về các loại hình hoạt động doanh nghiệp kể trên:

  1. Công ty TNHH

Công ty TNHH bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Trong đó:

Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân hoặc tổ chức đứng ra làm chủ sở hữu và chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi vốn điều lệ. Trong đó, công ty TNHH một thành viên:

  • Có tư cách pháp nhân tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Không được quyền phát hành cổ phần.
  • Có cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc.

Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty, có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Trong trường hợp chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho người khác, công ty TNHH một thành viên sẽ phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp có từ 2 thành viên đến 50 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết. Trong đó, công ty TNHH hai thành viên trở lên:

  • Có tư cách pháp nhân tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Không được quyền phát hành cổ phần.

Thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo các trường hợp mà pháp luật quy định.

 

  1. Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
  • Có tư cách pháp nhân tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng giữa các cổ đông sáng lập và với các cổ đồng thông thường khác.

 

  1. Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Tổ chức không được thành lập doanh nghiệp tư nhân. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, chủ doanh nghiệp tư nhân không được phép là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Bên cạnh đó:

  • Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

 

  1. Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

  • Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cũng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh còn có thể có thêm các thành viên góp vốn.
  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ công ty.
  • Các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
  • Có tư cách pháp nhân tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Ngoài bốn loại hình doanh nghiệp phổ biến kể trên, còn một loại hình doanh nghiệp đặc biệt do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động tổ chức theo mộ hình tương tư như công ty TNHH một thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước. Do đó, đây không phải là mô hình doanh nghiệp phổ biến đối với cá nhân, tổ chức thông thường.

Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại hình doanh nghiệp đang được áp dụng hiện nay. Trong trường hợp còn vướng mắc hay chưa biết lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào phù hợp - Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ Văn phòng luật sư số 7 để được tư vấn tận tình và nhanh chóng.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979

Email: info@vanphongluatsuso7.vn

Website: vanphongluatsuso7.com

Hỗ trợ trực tuyến 24/7.

Bình luận Facebook
2020
30/09

Thành lập chi nhánh

Thực hiện thông qua Phòng đăng ký kinh doanh tại nơi doanh nghiệp muốn đặt chi nhánh.
2020
30/09

Giải thể doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể tiến hành giải thể khi thuộc một trong những trường hợp sau
2020
30/09

Điều kiện giải thể doanh nghiệp

Giải thể sẽ khiến doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại, do đó cần đáp ứng điều kiện về giải thể
2020
30/09

Hướng dẫn thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở chính

Các bước tiến hành khi thay đổi địa chỉ trụ sở doanh nghiệp và những điểm cần lưu ý
2020
30/09

Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp

Trình tự tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp và kết quả dịch vụ gửi tới Quý khách hàng
2020
28/09

Vai trò của văn phòng đại diện đối với doanh nghiệp

Tầm quan trọng khi thành lập văn phòng đại diện đối với mỗi doanh nghiệp.