VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SỐ VII

CHỮ TÍN CAO HƠN TẤT CẢ

Hotline tư vấn: 096 622 7979

165 Đường Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian làm việc

Từ 8h:00 - 17h:30 hàng ngày

Thứ 7: Từ 8h:00 - 11h:30

Điều kiện thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

30/09/2020 11:45 SA

Theo quy định về luật đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông, trong đó, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Vốn đầu tư có thể là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập tổ chức kinh tế mới thì phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng các điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp lĩnh vực đầu tư thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:

  • Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường.
  • Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
  • Hình thức đầu tư;
  • Phạm vi hoạt động đầu tư;
  • Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
  • Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ phụ thuộc vào ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài dự định kinh doanh tại Việt Nam.

Do đó, khi tiến hành thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư cần phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường như kể trên. Bên cạnh đó, trước khi tiến hành, nhà đầu tư nước ngoài cần phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trên đây là những thông tin cơ bản cần lưu ý khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp còn sự vướng mắc cần giải đáp - Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ Văn phòng luật sư số 7 để được tư vấn tận tình và nhanh nhất.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979

Email: info@vanphongluatsuso7.vn

Website: vanphongluatsuso7.com

Hỗ trợ trực tuyến 24/7.

Bình luận Facebook
2020
30/09

Tư vấn thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh vào việt nam

Nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư tại Việt Nam phải tiến hành thành lập tổ chức kinh tế và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2020
30/09

Thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Các thủ tục để nhà đầu tư có thể đầu tư ra nước ngoài dưới sự quan tâm, khuyến khích của nhà nước
2020
30/09

Thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Các văn pháp quy phạm pháp luật hiện đã có hướng dẫn về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoại tại Việt Nam
2020
30/09

Những điều cần biết về văn phòng đại diện nước ngoài

Các thức hoạt động, thủ tục thành lập của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
2020
30/09

Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Các bước tiến hành khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
2020
30/09

Thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam

Những thông tin lưu ý về vốn điều lệ, tỷ lệ góp vốn, chủ thể có quyền góp vốn khi thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam